Bánh rợm Hà Giang là một món ngon dân dã, mộc mạc nhưng để lại nhiều thương nhớ cho người thưởng thức. Trước đây, người ta chỉ gói bánh vào những ngày lễ, rằm tháng bảy. Ngày nay, bánh rợm đã trở thành món ăn nhanh phổ biến được nhiều người lựa chọn cho thực đơn bữa sáng của mình. Nguyên liệu để làm ra món bánh rợm rất dân dã nhưng công phu, đòi hỏi sự khéo léo của người phụ nữ. Vì vậy, phải chọn loại gạo nếp thơm, ngon, mới thu hoạch, đem phơi nắng cho khô. Bánh ăn nóng mới ngon. Bánh có lớp vỏ mềm, mịn xen lẫn với phần nhân thơm ngon có vị bùi bùi của đậu, ngọt của thịt và cay nồng của tiêu tạo nên hương vị cực kỳ thơm ngon.
Bánh rợm Hà Giang
Bánh rợm Hà Giang – món bánh có tên khá lạ. Đây là một trong những món ăn quan trọng, và nhà nào cũng có bên cạnh mâm xôi, vịt, gà…trong mỗi dịp rằm tháng Bảy hàng năm của vùng cao Hà Giang.
Bánh rợm ăn nóng mới ngon. Bánh có lớp vỏ mềm, mịn hòa cùng nhân bánh thơm ngon có vị bùi của đỗ, vị ngọt của thịt và sự cay nồng của hạt tiêu khiến khi ăn cứ phải xuýt xoa mãi.
Bánh rợm là một trong những món ngon trong ẩm thực Hà Giang. Với người dân nơi đây, bánh rợm dùng để cúng tổ tiên, biếu họ hàng, gắn với đời sống văn hóa của họ. Còn với khách du lịch, bánh rợm là một thức quà mà không thể bỏ qua khi đến vùng núi đá này.

Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh rợm Hà Giang
Nguyên liệu để làm nên món bánh rợm khá đơn giản, khi chỉ cần bột nếp và đậu xanh. Tuy nhiên để có những chiếc bánh rợm ngon thì người dân nơi cao nguyên đá cần phải trải qua khá nhiều công đoạn khác nhau, từ việc chọn những loại nếp thật dẻo, thật ngon rồi đến việc phơi nắng, xay bột, và làm bánh. Công đoạn nào cũng cần công phu.
Cách làm bánh rợm Hà Giang
Cách làm phần nhân bánh
Tiếp đó là việc làm nhân từ đậu xanh. Những hạt đậu xanh sẽ được đãi sạch vỏ, lấy nhân vàng đem đi ngâm kỹ rồi mới giã nhuyễn, lúc này nhân có thể được trộn thêm một ít thịt nạc bằm băm nhỏ. Sau đó trộn với các gia vị như muối, tiêu để thêm độ ngon. Nhân đậu xanh sẽ được viên tròn cho vào chính giữa từng chiếc bánh.
Nhân bánh ngọt hay mặn là do khẩu vị của từng gia đình. Nếu ăn ngọt, nhân bánh là đỗ xanh đồ chín, giã nhuyễn rồi trộn với đường. Nếu ăn mặn, sẽ lấy thịt ba chỉ xào với hành, tiêu, mộc nhĩ để làm nhân bánh.
Cách gói bánh

Lá gói bánh phải là lá chuối loại chuối phấn mỏng chứ không phải các loại lá chuối tiêu dày, hay các loại lá chuối có nhiều nhựa. Người dân nơi đây thường chọn những cây chuối rừng to, chọn tàu lá non, phiến rộng, lành nguyên để đem về gói bánh, tạo nên những chiếc bánh thịt trắng, thơm không bị ngả màu vì nhựa chuối.
Tùy vào mỗi nơi, mỗi người mà bánh rợm sẽ được gói theo nhiều cách khác nhau. Có người gói theo bánh vuông trông bề ngoài như chiếc bánh gai; có người chọn gói theo lại bánh khum, nhưng điển hình vẫn là chọn gói theo như chiếc bánh tẻ. Hoặc người dân nơi đây cũng có bánh gói cặp đôi, bằng cách cuộn tròn hai chiếc bánh lại.
Khi gói, người phụ nữ khéo léo cho nhân vào giữa phần bột mịn. Nặn tròn kín trong lòng bàn tay, để nhân gọn trong bột; rồi gói bằng lá chuối. Lá chuối để gói bánh phải luộc sơ qua, bôi thêm lớp mỡ mỏng trước khi gói để bánh khi chín không bám vào lá, rồi buộc lại bằng lạt mềm. Lấy bánh đã gói hấp chín.