Ẩm thực châu Á đặc trưng bởi màu đỏ tươi của các món ăn cay. Gia vị giống như một phần thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày. Vị cay đến từ nhiều loại gia vị khác nhau, chẳng hạn như: hạt tiêu, hạt mù tạt, bột cà ri, lá bạc hà, ớt bột, v.v. Tất nhiên, ớt là chính. Nó được người châu Á sử dụng như một loại gia vị quan trọng và thậm chí là một loại rau. Luôn có nhiều món ăn kèm với ớt tươi. Hạt tiêu càng cay càng dễ nghiện, thậm chí nhiều người còn rơi nước mắt khi ăn. Mặc dù vậy, nếu nó không cay, bạn sẽ không thích nó. Hãy cùng hoeftweb.com điểm qua một số món Á ngon mà cay qua bài viết bên dưới này nhé!
Mì Jjambong Hàn Quốc

Món ăn nổi tiếng này còn được biết đến với tên gọi mỳ Jjambong. Không chỉ được yêu thích bởi thành phần nguyên liệu tươi ngon phong phú, món mì hải sản này còn quyến rũ thực khách bốn phương bởi vị cay đầy thách thức. “Một thìa nước súp của món mỳ này có thể đốt cháy lưỡi của bạn” – một du khách nước ngoài đã từng chia sẻ. Ngoài ra, ẩm thực Hàn Quốc còn có nhiều món cay hấp dẫn khác như Tteokbokki, chân gà cay, gà phô mai cay,…
Cháo ếch Singapore
Cháo ếch vốn là món ăn đặc sản của Singapore. Nhưng vài năm gần đây, khá nhiều nhà hàng Việt đã học theo làm và bán món này. Khác với món cháo Việt thường được phục vụ chung cháo và thức ăn trong một một chiếc tô, cháo ếch thường được chia riêng phần ếch và cháo. Cháo có thể đựng trong tô hoặc niêu, ếch được đựng trong niêu. Khi chuẩn bị dọn cho khách mới chế biến nên luôn nóng hổi. Đây là món đặc sản và cũng là món ăn cay nhất Singapore.
Cháo ếch hấp dẫn ớ phần cháo sánh mịn; ếch kho nâu vàng bóng bẩy được tẩm ướp đậm đà, thơm phức, cay nồng vị ớt. Cháo ếch ăn ngon nhưng lại khá cay nên không phải ai cũng ăn được. Còn nếu ăn được, bạn sẽ phải thừa nhận chính cái nước sốt cay xè đó chính là thứ khiến người ta nhớ mãi khi đã nếm thử.
Tteokbokki Hàn
Tteokbokki (bánh gạo xào cay) chẳn những là món ăn đường phố được ưa thích ở Hàn Quốc mà còn kịp du nhập vào nhiều nước trên thế giới. Tteokbokki được chế biến từ món bánh gạo cùng nhiều thành phần khác như: thịt bò, giá đỗ, hành, nấm, cà rốt, hành tây, chả cá,… và tương ớt cay. Cũng bởi thế tteokbokki thường rất cay.
Tteokbokki là sự kết hợp của hài hòa của thứ nước xốt cay cay ngọt ngọt; hòa quyện với màu vàng nhạt của chả cá, của những miếng bánh gạo mềm dẻo. Làn khói nghi ngút quyến rũ bất kỳ một vị khách qua đường nào từ già đến trẻ; từ người nội trợ đến công nhân viên chức hay học sinh, sinh viên. Ngay cả những người ăn cay kém vẫn bị hấp dẫn trước phần bánh gạo đỏ rực đầy hấp dẫn này. Một vài năm gần đây, trong trào lưu phô mai hóa các món ăn; Tteokbokki cũng được làm mới bằng cách thêm phô mai vào phần ăn.
Kim chi của Hàn Quốc
Kim chi được coi là món ăn quốc dân của Hàn Quốc. Thực vậy, từ lâu kim chi đã trở thành món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của người dân xứ Hàn. Sự hấp dẫn của món ăn này thậm chí đã mang nó đến rộng rãi mọi nơi trên thế giới. Dù có tới hơn 200 loại kim chi khác nhau nhưng loại nổi tiếng và phổ biến nhất vẫn là kim chi cải thảo. Với thành phần chính là cải thảo, tỏi, bột ớt và nhiều gia vị khác. Không ít người chỉ ăn thử một lần mà nhớ mãi hương vị cay nồng rất đặc biệt của món ăn lên men này.
Kim chi không thể xếp vào hàng món ăn quá cay, vừa ăn đã nao núng. Nhưng vấn đề ở chỗ gần như chẳng có ai ăn kim chi mà chỉ ăn 1, 2 miếng. Cái chua chua, cay cay của món này khiến người ăn thường ăn mải miết, mải miết để rồi ăn xong có khi mặt đỏ ửng lên. Biết là cay như thế nhưng thật khó để những kẻ nghiệm chua nói không với món này.
Lẩu Tứ Xuyên
Món ăn dân gian này bắt nguồn tại các bến cảng vùng Trường Giang vào đầu triều Thanh. Nó nhanh chóng được các thuyền viên yêu thích bởi sự tiện lợi, dễ làm và khả năng làm ấm cơ thể hiệu quả. Lẩu Tứ Xuyên thường được phục vụ trong loại nồi hai ngăn. Một ngăn có chứa nhiều gia vị cay, nóng; ngăn còn lại thì không cay để phù hợp với khẩu vị của khách và trung hòa bớt vị cay. Tuy nhiên cũng có những nồi lẩu có đến 9 ngăn.
Lẩu Tứ Xuyên có hai loại, một là lẩu Thành Đô, hai là lẩu Trùng Khánh. Cả hai loại thoạt nhìn thì rất khó phân biệt vì nồi nước dùng đầy ớt, tiêu như nhau. Nhưng về cách chế biến, khẩu vị của người Trùng Khánh thích cay nồng hơn, gia vị cũng đậm đà hơn. Những du khách không quen ăn cay sẽ không tài nào nếm nổi phần nước lẩu cay chảy nước mắt của nồi lẩu Trùng Khánh.
Đậu phụ Ma Bà

Đậu phụ Mapo hay ở Việt Nam gọi là đậu phụ Ma Bà. Đây là một trong những món ăn nổi tiếng của Tứ Xuyên (Trung Quốc). Nó được lưu truyền cách đây hàng trăm năm. Món ăn này được làm từ tương đậu cay, đậu phụ non, thịt lợn băm và loại ớt cay nổi tiếng của Tứ Xuyên.
Vốn có nguồn gốc từ Tứ Xuyên nên thành phần món này có rất nhiều ớt và tiêu. Món ăn sau khi chế biến xong thì dậy mùi cay nồng, đĩa đậu nổi bật màu đỏ, nhìn cũng biết rất cay rồi. Vị cay của món này tuy hấp dẫn nhưng không phải ai cũng chịu nổi, đặc biệt là team không ăn cay. Đậu phụ Mapo rất hợp ăn với cơm trắng.
Son Tam ở Thái
Son Tam (món nộm đu đủ) là món ăn đường phố rất dân dã mà bạn nhất định không nên bỏ qua khi đến Thái Lan. Nguyên liệu của sontam gồm: đu đủ nạo sợi, ớt, tôm khô, cà chua, đậu đũa bẻ nhỏ,… Tất cả được cho vào cối giã; sau đó thêm cốt chanh, nước mắm rồi trộn cho gia vị thấm vào sợi đu đủ.
Son tam có vị chua cay, mặn ngọn; sợi đu đủ ngấm gia vị ăn giòn rụm rất đã thèm. Tuy vậy vì sử dụng lượng ớt khá nhiều nên món này đủ khiến người ta vừa ăn vừa xuýt xoa. Đặc biệt là Son Tam ở vùng Isaan, vốn nằm trong danh sách các món cay nổi tiếng ở Thái Lan. Nếu bạn không phải người ăn cay xuất sắc hay không muốn dành cả bữa ăn còn lại trong cảm giác rát lưỡi; tốt nhất đừng ăn Son Tam ở Issan.
Cà ri Vindaloo Ấn Độ
Đất nước Ấn Độ nổi tiếng với rất nhiều loại cà ri cay tê tái. Một trong số đó là món cà ri Vindaloo – bắt nguồn từ tỉnh Goa, Ấn Độ. Vị cay của món ăn này đến tự sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên liệu tự nhiên như: rau mùi, thì là, nghệ, hạt mù tạt và loại ớt siêu cay Kashmiri. Nguyên liệu thịt được ướp với hành tỏi băm nhuyễn, thêm ít cà chua vào xào, thêm nước nấu đến khi thịt mềm nhừ. Món này có thể ăn với cơm, bún hay bánh mì. Người ăn chay có thể chọn cà ri rau củ.
Tom Yum

Nhắc đến món cay thì không thể không nhắc đến món Tom Yum (súp chua cay). Đây là món ngon nức tiếng của xứ sở chùa vàng. Nó cực kì thơm ngon lạ miệng bởi sự kết hợp của ớt, chanh, nước cốt dừa, củ riềng, thảo mộc,… Chính sự hòa quyện độc đáo này sẽ dẫn bạn vào mê cung hương vị. Bạn sẽ không thể nhận ra vị cay khủng khiếp từ những thìa đầu tiên. Dù khá là phổ biến ở Việt Nam, nhưng bạn hãy đến Thái Lan để cảm nhận vị cay thực sự của món ăn này nhé!
Cá ngừ cuộn cay Nhật Bản
Đừng vội nghĩ rằng người Nhật không ăn cay bạn nhé! Cá ngừ cuộn cay là một trong những món ăn cay hấp dẫn nhất ở xứ sở mặt trời mọc. Những miếng cá ngừ thơm ngon được tẩm ướp với gia vị cay nồng; cuộn bên ngoài là lóp cơm trắng dẻo; trông như những món cá cuộn cơm thông thường khác. Nhưng chẳng ai có thể vượt qua thử thách ăn 10 cuộn cả, bởi khi miếng vị cay của miếng cá lan tỏa trong khoang miệng, thực khách thật sự chỉ muốn ngất đi!
Malaysia – Cà ri Laksa
Mặc dù không phải chỉ có thể được tìm thấy ở Malaysia, Laksa là một món ăn rất phổ biến ở đất nước này. Món mì được chế nước dùng với nước cốt dừa này có vị cay từ ớt khô và được ăn cùng với sambal belacan.
Singapore – Cánh gà cay Buffalo
Món ăn này được tìm thấy ở Sunset Grill & Pub, trên đường Jalan Kayu, nếu bạn dám đến ăn thử! Món cánh gà cay này có đến 35 độ cay để thử thách thực khách. Tôi xin nói trước là đừng thử đến độ cay thứ 11 nếu bạn vẫn muốn giữ tính mạng của mình.