Trong văn hóa truyền thống của Châu Á, đặc biệt là Việt Nam, các món bánh được chế biến từ bột gạo là một thứ gì đó gần gũi và thân thuộc nhất với mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Theo thời gian, các loại bánh này đã trở nên đa dạng, với hương vị, hình dáng và màu sắc phong phú. Điều này chứng tỏ giá trị và hương vị độc đáo được duy trì qua hàng nghìn năm. Mỗi quốc gia đều có món bánh bột gạo truyền thống của riêng mình. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các món bánh từ bột gạo truyền thống của các nước Châu Á. Mời các bạn tham khảo bài của hoeftweb.com sau đây!
Đôi nét về bột gạo
Bột gạo là một sản phẩm được làm từ gạo. Thông thường, mọi người sẽ sử dụng gạo xay mịn, nghiền nhỏ để tạo thành bột. Trong thực tế, có hai loại bột gạo như sau:
Bột gạo khô

Đây là loại bột gạo được xay khô hoàn toàn. Nghĩa là hạt gạo được cho vào máy nghiền mịn trong điều kiện khô hoàn toàn. Từ đó, có được bột gạo dạng mịn, khô và có thể sử dụng lâu dài. Mọi người thường xay bột với số lượng lớn, sau đó bảo quản để dùng dần.
Tùy nhu cầu sử dụng, mọi người có thể dùng dạng khô hoặc trộn với nước, hỗn hợp khác để sử dụng. Hầu hết nó đều được nhào với nước để tạo thành bột mịn và sử dụng.
Hiện tại, các loại bột gạo khô trên thị trường rất đa dạng. Bạn có thể mua được những sản phẩm đóng gói sẵn đến từ các công ty uy tín để sử dụng.
Trong trường hợp bạn muốn đảm bảo nguồn gốc của sản phẩm, hãy chuẩn bị gạo. Sau đó mang tới các cơ sở xay xát để được xay và hỗ trợ có được thành phẩm là thứ bột mịn, có thể sử dụng ngay.
Bột gạo ướt
Đây là loại bột gạo được ngâm với nước cho nở mềm. Sau đó, nó sẽ được xay cùng với nước để tạo thành một hỗn hợp bột mịn, nhão, có thể sử dụng ngay. Thông thường, bột gạo ngâm xong sẽ được lọc bớt nước. Từ đó, có được bột gạo với độ nhuyễn mịn vừa đủ cho công việc của mình.
Bột gạo ướt dễ sử dụng hơn nhiều so với bột gạo khô. Tuy nhiên, việc bảo quản bột ướt không dễ. Nó phải được sử dụng hết ngay trong ngày nếu không sẽ bị chua, có mùi khó chịu và gây độc cho cơ thể người sử dụng.
Các món ăn đặc trưng Châu Á được làm từ bột gạo
Bánh trôi
Bánh trôi là món bánh vô cùng quen thuộc của người Việt, đặc biệt là trong dịp Tết. Cách làm bánh trôi khá đơn giản, chỉ có bột, đường phen vo tròn thành viên nhỏ rồi luộc cho tới khi bánh nổi trên mặt nước là có thể vớt ra, rắc vừng rồi thưởng thức. Đĩa bánh trôi nhỏ xinh với những viên bánh trắng tròn như ngọc, thêm chút vừng rắc bắt mắt không chỉ ngon mà còn là món bánh truyền thống đã gắn bó với biết bao thế hệ người Việt.
Bánh chay Hàn

Cùng là món bánh không thể thiếu trong Tết Hàn thực, cũng làm từ bột gạo nhưng bánh chay khác bánh trôi ở chỗ phần nhân làm bằng đậu xanh giã nhuyễn trộn cùng đường, dừa nạo. Viên bánh chay cũng to hơn viên bánh trôi 3 đến 4 lần. Bởi thế mà bát bánh chay chỉ có 2 đến 3 viên là cùng. Bánh chay ngoài bánh còn được chan thêm chút bột sắn sóng sánh lên mặt bánh, khi ăn bạn xắn bánh, ăn chung với bột sắn để cảm nhận vị thanh nhẹ, ngọt mát của món bánh này.
Bánh gạo viên Gyeongdan
Gyeongdan là một loại bánh gạo làm từ bột nếp nhào với nước nóng, nặn thành hình viên tròn rồi luộc và phủ một lớp bột có vị ngọt từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Tên gọi của loại bánh này là vì nó có hình dạng như viên ngọc bích tròn (gyeongdan). Màu sắc và hương vị của bánh phụ thuộc vào lớp bột phủ bên ngoài.
Songpyeon là món bánh được dùng trong Tết Chuseok
Đây là một loại bánh gạo làm từ bột gạo nhào với nước ấm và có nhân đậu xanh, hạt mè, hạt dẻ và các nguyên liệu khác. Nó được nặn thành hình bán nguyệt rồi đem hấp. Songpyeon được dùng cho ngày Tết Chuseok (Tết Trung Thu hay lễ Tạ ơn), ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc. Vào đêm Chuseok, cả gia đình sẽ tập họp lại với nhau để làm songpyeon. Mọi người đều cố gắng nắn ra những cái bánh đẹp nhất vì người ta tin rằng nếu họ nắn bánh thật đẹp thì họ sẽ có một cô con gái xinh xắn.
Bánh Mochi, bánh Namagashi
Mochi là loại bánh truyền thống của Nhật Bản. Món bánh này được làm từ bột nếp với nhân đậu đỏ. Nó được dùng trong dịp năm mới với ý nghĩa mang lại sự may mắn và thịnh vượng. Tuy nhiên ngày nay Mochi được dùng quanh năm với nhiều loại nhân được biến tấu rất sáng tạo như kem, dâu tây hấp dẫn. Sự hấp dẫn của bánh mochi đã vượt khỏi biên giới Nhật Bản và được ưa thích tại nhiều nước trên thế giới.
Đây là một loại mochi đặc biệt. Bánh Namagashi thường được dùng với mục đích biếu tặng. Bởi sự độc đáo ở mỗi chiếc bánh mô phỏng cho 4 mùa tại Nhật Bản: xuân, hạ, thu, đông. Với cảm hứng từ thiên nhiên vô tận, Namagashi đem đến một thế giới thu nhỏ đầy sinh động nhưng cũng không kém phần ngon miệng.
Bánh gạo Tokbokki

Là một trong những món ăn quen thuộc của người dân Hàn Quốc. Tokbokki dần được nhiều quốc gia săn đón bởi hương vị thơm ngon, trong đó có Việt Nam. Với màu đỏ bắt mắt cùng vị cay thơm hấp dẫn, tokbokki sẵn sàng đánh gục mọi thực khách. Các nguyên liệu trong tokbokki thường bao gồm bánh gạo – tokbokki, thịt bò, giá đỗ, nấm đông cô, cà rốt và hành tây.
Bánh chưng, bánh giầy
Bánh chưng được xem là loại bánh đại diện cho những ngày lễ Tết. Đây là món bánh không chỉ ngon mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa đậm chất dân tộc. Nó là một trong những loại bánh được hòa hợp nhiều mùi vị đa dạng nhất; từ vị thơm dẻo của gạo nếp, ngọt bùi từ đậu xanh; đến vị béo ngậy của thịt mỡ và hương thơm đặc trưng từ tiêu, hành, lá dong.
Bánh giầy là loại bánh thường được dùng trong ngày lễ Giỗ Tổ hàng năm. Bánh giầy kẹp chả lụa là sự kết hợp được nhiều người ưa thích nhất. Khi ăn có thể cảm nhận được độ dai và dẻo mịn của bột gạo, chả lụa giòn giòn thơm ngon và chấm thêm 1 ít muối tiêu sẽ khiến món ăn thêm đậm đà hơn.
Bánh gạo cầu vòng Hàn Quốc
Tteok là môt từ ngữ chung để nói về những loại bánh gạo Hàn Quốc. Và mujigae tteok chính là món bánh gạo cầu vồng bắt mắt. Nó thường xuất hiện trong lễ mừng thọ, lễ thôi nôi hay tiệc sinh nhật tại Hàn Quốc. Khác với bánh gạo tròn hay tokbokki, món này có kết cấu khác biệt hơn và có vị ngọt. Để tạo được những mảng màu trên bánh; người Hàn Quốc đã sử dụng những loại màu tự nhiên từ hoa dành mành tạo ra màu vàng, màu hồng từ khoai nưa và màu xanh từ ngải cứu.
Bánh gạo cầu vồng mang ý nghĩa mang may mắn, sự vui vẻ đến cho mọi người khi thưởng thức. Nếu có dịp du lịch Hàn Quốc; bạn có thể ghé qua những quán ăn địa phương để thưởng thức món bánh xếp tầng ngon nhất châu Á này.