Cá thính hay còn được người dân Văn Quán (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) gọi là món cá muối chua. Để làm được món cá thính Vĩnh Phúc ngon đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, nhất là khâu sơ chế. Có nhiều loại cá để làm cá thính như: cá mương, cá nẹp, cá rô, cá rô, rô phi, cá trắm, cá trê, cá quả,… nhưng có lẽ làm từ cá quả là ngon nhất. Cá làm sạch, đánh vảy, moi ruột, để ráo. Nếu là cá nhỏ thì để nguyên con, nếu là cá lớn thì chặt thành từng khúc nhỏ chừng hai đốt ngón tay. Sau đó, muối cá và cho vào lọ. Mùa hè thì để 4 đến 5 ngày, mùa đông thì để từ 6 đến 7 ngày, vớt ra vắt kiệt nước.
Cá thính Vĩnh Phúc
Cá thính là một món ăn dân dã còn có tên gọi khác là cá muối chua. Các thính được làm từ những loại cá nước ngọt, cho lên men làm chín tự nhiên. Món cá thính dân dã là đặc sản của tỉnh Vĩnh Phúc mà ai đến đây đều không thể bỏ qua. Cá thính là món ăn dân dã nhưng đòi hỏi sự những công đoạn ủ, lên men và những bí quyết rất riêng mới tạo nên hương vị tự nhiên tuyệt vời.
Được biết, cá thính Văn Quán (Lập Thạch) đã được Sở KH&CN Vĩnh Phúc bảo hộ nhãn hiệu nhằm phát triển món ăn này theo mô hình truyền thống. Nếu du khách thập phương đến Văn Quán thăm quan, và được một lần thưởng thức món cá thính, chắc chắn sẽ chẳng bao giờ quên được hương vị đặc biệt của món ăn này.

Nguyên liệu làm món cá thính Vĩnh Phúc
Cá được chọn làm cá thính là những loại cá nước ngọt như cá rô, diếc, mè, trắm, cá chày,….Sau khi đánh bắt lên được làm sạch, đánh sạch vảy, bỏ ruột cắt khúc. Tiếp sau đó, những người dân nơi đây sẽ làm thính từ gạo hoặc ngô, rang vàng xay nhỏ. Thêm một nguyên liệu khác đó là muối.
Cách làm món cá thính Vĩnh Phúc
Cá sau khi sơ chế được mang ướp muối một đêm, sau đó xếp cá vào bình thủy tinh để từ 4 đến 10 ngày cho cá cứng, ngấm muối.
Tiếp đến lấy cá ra, ép cho sạch nước muối rồi xát thính lên, bỏ thính vào bụng cá rồi lần lượt xếp cá cùng thính vào hũ, trên cùng là lớp thính dày, bịt kín.
Trong quá trình muối thính phải thường xuyên kiểm tra độ nước và kéo dài chừng 3 đến 4 tháng là có thể đem ra chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Trường hợp, nếu muốn để cá ướp lâu thì sau 3 tháng ướp cá phải lấy cá ra. Sau đó thay thính mới (thay 3 lần bột thính mới cho vào lọ). Như vậy sẽ để cá được vài năm. Cá thính Lập Thạch có hương vị khác hẳn so với các loại cá vùng miền khác. Ăn cá thính nơi đây không khô như cá mắm biển; không nhão như cá mắm tươi. Đặc biệt màu cá có màu mận chín rất bắt mắt. Ngoài ra, khi thưởng thức món cá này; người ta thường ăn kèm với các gia vị như: lá chanh thái nhỏ, rau thơm các loại; rau cải trắng trần nước sôi, lạc rang giã nhỏ…
Cá thính có màu đỏ au bắt mắt. Có thể nướng hoặc nấu các món khác nhau cho hương vị thơm; béo bùi và chua thanh nhẹ.
Đến Vĩnh Phúc nhất là những ngày mùa đông; cùng ngồi bên bếp than hồng vừa sưởi bếp vừa nướng cá thính thưởng thức thì không còn gì bằng.