Ẩm thực Sài Gòn đa dạng và hấp dẫn, con người Sài Gòn thân thiện và mến khách. Du khách hay những người từ các vùng miền khác đặt chân đến đây đều có thể tìm thấy những món ăn ngon, hợp khẩu vị của mình, trong số đó phải kể đến phá lấu, một món ăn của người Hoa, dễ dàng chiếm được “cảm tình” của người dân địa phương và hút hồn bao du khách. Hãy cùng hoeftweb.com điểm qua sức hấp dẫn và nét độc đáo của món ăn, không khỏi trầm trồ khen ngợi này.
Phá lấu – Món ăn có tuổi đời gắn liền với dân Sài Thành

Nhắc đến phá lấu ngon, bạn chỉ cần hỏi người Sài Gòn thì sẽ được chỉ dẫn tận tình, gợi ý đường đi, giá cả và có khi là cả các lưu ý để ăn được một chén phá lấu đậm hương thấm vị. Một trong những địa điểm mà người ta hay nhắc tới chính là phá lấu người hoa, phá lấu ngon quận 4, phá lấu ngon quận 10, phá lấu ngon ở phú nhuận,… Phá lấu là món ăn có tuổi đời gắn liền với sự phồn vinh của vùng đất Gia Định – nay là Sài Gòn hay có tên gọi TP. Hồ Chí Minh.
Món ăn này bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó theo chân những người Hoa di dân hay buôn bán ở Việt Nam mà dần dần trở nên phổ biến. Ban đầu, phá lấu chỉ được bán ở các khu phố người Hoa như quận 5; quận 4, quận 11, quận 10,… Sau này, món ăn trở nên phổ biến hơn, được nhiều người Việt yêu thích nên trải rộng và có mặt ở hầu hết các quận của thành phố.
Phá lấu thường được bán vào khoảng 3 – 4h chiều trở đi, khi nắng bắt đầu hạ nhiệt và gần đến giờ học sinh tan học và người đi làm tan tầm. Phá lấu nóng hổi, thơm hương quanh quẩn trong từng con hẻm, từng khu phố dễ dàng gợi lên cơn thèm ăn của người đi đường. Cứ cỡ chiều tà 5 – 6 h là các quán phá lấu đông khách ra vào liên tục, người ăn tại quán, người mua mang về. Chỉ tới tầm 7 – 8h là quán bán hết, khách đến trễ đành phải đợi dịp sau.
Nguyên liệu cho món phá lấu
Món phá lấu ra đời trong những ngày giỗ chạp; cúng kiếng của người Tiều tại Trung Quốc. Vào những ngày giỗ này, người ta thường cúng heo. Sau đó, heo cúng ăn không hết sẽ đem tẩm ướp; để làm món phá lấu với mục đích là dùng được lâu ngày.
Một món phá lấu truyền thống sẽ gồm phần nước được làm từ các loại gia vị như ngũ vị hương, quế chi, bát giác, đại hồi, tiểu hồi cùng một số vị thuốc bắc. Thịt để nấu phá lấu gồm có lưỡi, tai, ruột; và bao tử heo được ninh nhừ cho thấm đều nước sốt.
Ngày nay, phá lấu không chỉ nấu với heo, người ta còn nấu với bò, vịt, mực;… để biến tấu, giúp món phá lấu trở nên đa dạng và phong phú hơn.
Phá lấu ăn kèm với gì?

Phá lấu lúc xưa thường được người Trung Hoa ăn kèm với bánh bột mì, bột ngô; qua Việt Nam thì biến tấu thành ăn kèm với bánh mì, có chỗ lại ăn kèm với mì gói.
Nếu ăn với bánh mì, người bán sẽ xắt từng miếng phá lấu vừa ăn; chan nước đầy chén, rắc thêm rau răm thái miếng và chút ớt tươi. Nước hầm nóng hổi dùng để chấm bánh mì, phá lấu; thì chấm mắm me chua chua ngọt ngọt, ăn bùi bùi sựt sựt rất đã miệng.
Nếu ăn với mì gói, người bán sẽ trụng mì qua nước sôi cho mì mềm; và bớt vị mặn sẵn có, sau đó chan nước hầm, xắt thêm phá lấu, thêm rau răm lên trên. Vừa ăn mì vừa húp sụt sụt nước hầm có thể khiến người ăn cảm thấy thỏa mãn vô cùng.
Địa điểm ăn phá lấu ngon
Như đã nhắc ở trên, phá lấu được bán ở nhiều nơi trong thành phố Sài Gòn. Tuy nhiên, có một vài địa điểm nổi tiếng hơn và được nhiều người biết đến.
– Phá lấu người Hoa: Khu vực quận 5, quận 10, 11, quận 6, quận 8 thường sẽ có những khu ẩm thực Hoa, nơi đó ngoài bán các món ăn như Dimsum, bánh bao xá xíu, mì vịt tiềm, vịt quay Bắc Kinh thì Phá lấu cũng không hề thiếu. Bạn có thể đi dọc theo các con đường như Nguyễn Trãi; Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Nguyễn Tri Phương; và hỏi thăm dân địa phương để kiếm được quán ngon nhé!
– Phá lấu ngon quận 4: Ngoài các quán ốc nổi đình nổi đám; thì phá lấu quận 4 cũng được liệt vào danh sách món ăn ngon nên thử. Gần khu vực Tôn Đản, Xóm Chiếu có nhiều quán rất ngon. Bạn có thể thử tìm hiểu xem sao nếu muốn ăn.
Tuy phá lấu là món ăn đến từ vùng khác nhưng theo thời gian; nó dường như đã trở thành một phần không thể thiếu của Sài Gòn. Nhiều người đi xa, khi có dịp trở về vẫn muốn ăn một chén phá lấu chấm bánh mì nóng hổi trong chiều mưa mang đậm hơi thở Sài Gòn.