Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày Tết của Việt Nam, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Ngày Tết này trong văn hóa phương Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết. Đây là thời điểm chuyển mùa, dịch bệnh dễ phát sinh nên dân gian có nhiều tục lệ độc đáo nhằm xua đuổi bệnh tật. Cũng vì thế mà ở Việt Nam nó còn được gọi với cái tên gần gũi là “Tết diệt sâu bọ”. Ngày nay, tuy một số tục lệ xưa trong Tết Đoan Ngọ đã bị mai một nhưng đây vẫn là ngày lễ quan trọng trong văn hóa của người Việt đồng thời là dịp để cả gia đình được quây quần, sum họp bên nhau.
Các hoạt động trong ngày Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ (hay còn gọi là Tết Đoan Dương) đã tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. “Đoan” nghĩa là mở đầu; “ngọ” là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều. Và ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất. Và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.

Tết Đoan Ngọ là dịp người ta thường ăn Tết ở nhà với gia đình. Đây cũng là Tết duy nhất không sử dụng mâm cơm với nhiều món ăn “xôi thịt” như các tết khác mà sử dụng bánh ú tro, trôi nước, cơm rượu nếp cẩm, thịt vịt, bánh bá trạng (nếu là người hoa) và các loại trái cây như mận, vải…
Vào ngày Tết này nhiều người tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ “sâu bọ”. Nhiều địa phương ở ven biển đúng giờ ngọ đi tắm biển. Tại vì ngày này, theo quan niệm dân gian, khí dương mạnh nhất trong năm. Người ta cúng lễ để cầu an. Cũng theo quan niệm đó; các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất. Vì thế, các thầy thuốc thường lên núi hái thuốc.
Vào dịp này, ai bị cảm cúm nên dùng năm loại lá là bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, dâu tằm ăn và sả nấu nước xông để bớt bệnh. Người ta cũng tìm mua cành xương rồng bỏ trong nhà để đuổi tà ma.
Lý do khiến Tết Đoan Ngọ được gọi là Tết diệt sâu bọ?

Theo truyền thuyết, một ngày sau khi thu hoạch; nông dân ăn mừng vì trúng mùa. Nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Khi mọi người đang đau đầu vì nạn sâu bọ. Thì một người đàn ông tự xưng là Đôi Truân xuất hiện. Ông chỉ cho mọi người lập đàn cúng bao gồm bánh tro, trái cây. Sau đó ra trước sân nhà mình vận động thể dục. Khi nghe và làm theo, người ta thấy sâu bọ đàn lũ… té ngã hết.
Ông còn dặn thêm, vào mỗi năm, sâu bọ trong ngày này rất hung hãn. Cứ làm theo những gì ông dặn thì sẽ trị được chúng. Sau đó, ông lão liền đi mất. Để tưởng nhớ, người dân đã đặt cho ngày này là ngày Tết diệt sâu bọ. Đây là một thuyết xa xưa, một lý do gọi Tết Đoan Ngọ là Tết diệt sâu bọ. Mà không phải ai cũng từng nghe qua.
Bên cạnh đó, lý do gọi Tết Đoan Ngọ là tết diệt sâu bọ dễ hiểu, dễ nhớ hơn là bởi người xưa quan niệm, thời gian tháng Năm âm lịch là lúc sâu bọ ở ngoài đồng lẫn trong cơ thể chúng ta bị suy yếu. Do đó dễ diệt trừ bởi những món ăn từ nếp. Ngoài ra, đây cũng là thời khắc chuyển mùa nên dễ phát sinh sâu bọ mới. Phải nhanh chóng diệt trừ để mùa màng tốt tươi.