Theo nhiều nhà nghiên cứu, Tết Trung Thu đã tồn tại từ rất lâu đời, gắn liền với nền văn hóa Đông Sơn xưa cũ. Thời điểm chính xác mà ngày lễ này ra đời vẫn chưa có câu trả lời và vẫn đang được nghiên cứu. Nhưng phải khẳng định một điều rằng Trung Thu chính là một nét văn hóa đẹp của Việt Nam được gìn giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thời theo gian, ngày lễ này đã in sâu vào trong đời sống tinh thần của người Việt như máu thịt. Đây còn là ngày mà các thành viên trong gia đình có thể trở về và sum vầy bên nhau. Cùng tìm hiểu về ý nghĩa của tết Trung Thu trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu về nguồn gốc của Tết Trung Thu
Tết Trung Thu diễn ra vào rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Lúc mà tiết trời khá mát mẻ. Cùng tìm hiểu về ngày đặc biệt này nhé. Trung thu hay còn gọi là tết thiếu nhi có nguồn gốc từ người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng 8 âm lịch. Trong đêm Trung thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn. Còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng.

Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu. Cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y. Và cứ đến đêm rằm tháng 8 lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng. Trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình.
Rước đèn trong ngày rằm tháng tám đã trở thành nét văn hóa đẹp của người Việt
Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian. Vào ngày lễ người lớn có dịp quây quần bên nhau quanh mâm cổ. Bao gồm trà, bánh và trò chuyện với nhau. Trẻ em sẽ tụ tập rước đèn trung thu vui chơi. Ở các khu vực khác nhau còn có các hoạt động tặng bánh trung thu, rước đèn. Hoặc diễn kịch về chị Hằng, chú Cuội và múa lân, múa rồng. Trung thu là nét văn hóa cổ truyền của người Việt Nam. Bản sắc này cần được lưu trữ và truyền qua các thế hệ.

Không chỉ thể hiện tình cảm đời thường của con người; tết Trung Thu còn là dịp để người Việt bày tỏ sự trân trọng với truyền thống văn hóa của dân tộc. Ngay giữa thủ đô Hà Nội hiện đại, nhiều gia đình tha thiết gìn giữ hương vị Trung thu. Qua những món ăn dân dã mà kỳ công như: bánh đúc, ngan om chua làng Bưởi, bánh dẻo – bánh nướng Bảo Phương, bánh cốm làng Vòng… Những nét đẹp thuần phong mỹ tục, văn hóa ẩm thực cổ truyền; sự tinh tế trong ứng xử của người Việt đã hội tụ về trong mỗi dịp Trung Thu.
Như vậy, tết Trung Thu, với những giá trị văn hóa cao đẹp. Đã góp phần làm nên điệu hồn dân tộc, bản sắc văn hóa của người Việt. Giữ gìn và phát huy vẻ đẹp thuần hậu của tết Trung thu trong bối cảnh hiện đại hoá là việc làm có ý nghĩa.