Trong đời sống tinh thần của người Mông, thầy cúng có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Vào những ngày lễ quan trọng như đám tang, ngày Tết nguyên đán, lễ cưới thì không thể nào vắng mặt thầy cúng. Họ sẽ là người giúp dân làng địa phương làm lễ và thực hiện những thủ tục quan trọng. Thầy cúng của người Mông không cần phải là người học cao, mà là người của đời trước truyền lại. Mỗi đời thầy cúng chỉ được truyền lại cho một người, đó là người hưởng lộc của tổ tiên mà trở thành thầy cúng sau này. Vậy thầy cúng có ý nghĩa như thế nào trong đời sống tâm linh của người Mông, khám phá ngay trong bài viết!
Tìm hiểu về thầy cúng trong đời sống tâm linh của người Mông
Thầy cúng không phải được sự lựa chọn của cộng đồng, cũng không phải nhờ học hành mà thành. Người làm cúng phải do được truyền lại, mỗi đời thầy cúng chỉ truyền lại được cho một người. Không nhất thiết phải là con, cháu mà là người được “hưởng lộc” của tổ tiên mới có thể thành thầy cúng được.

Ban thờ của thầy cúng cũng tương tự như ban thờ trong các gia đình. Nhưng khác một chút là có thêm một ban nhỏ ở bên phải để thờ Thổ công và thần Thuốc. Vì thầy cúng của người Mông thường kiêm nghề làm thuốc chữa bệnh. Nơi đó có cắm một cành trúc nhỏ dùng để đuổi tà ma và được truyền lại từ đời trước. Chứ không được phép lấy cành mới.
Thầy cúng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh người Mông
Người Mông ở Tuyên Quang còn lưu giữ nhiều bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo gắn liền với các nghi lễ, lễ hội quan trọng. Như lễ cúng thần rừng, thần lửa, lễ hội gầu tào, lễ cúng trong các ngày Tết, rằm, ma chay, cưới xin… Để thực hành các nghi lễ này thì thầy cúng giữ vai trò không thể thiếu. Và được coi là sứ giả giữa thế giới thần linh và nhân gian.
Thầy cúng trong đời sống đồng bào Mông cũng như các dân tộc khác. Chính là người nối nghiệp từ đời này sang đời khác và mỗi đời thầy cúng chỉ truyền lại được cho một người. Tuy nhiên, ngoài hình thức “cha truyền con nối” thì đó còn là sự “lựa chọn” của thần linh. Nên thầy cúng không nhất thiết phải là con, cháu trong dòng họ. Bởi những bài cúng bằng tiếng Hán cổ và tiếng Mông không hề có sách nào ghi chép lại. Ai được thần linh lựa chọn thì người đó tức khắc có những khả năng khác người. Và được cộng đồng tin tưởng, lựa chọn.
Những đồ nghề không thể thiếu của thầy cúng
Thầy cúng có vai trò đặc biệt trong bản của người Mông. Người Mông cho rằng, thầy cúng có khả năng giao tiếp và cầu xin các đấng siêu nhiên phù hộ cho con người có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Bởi các thầy cúng không chỉ thông thạo văn tự cổ, lưu giữ được nhiều sách cổ. Mà còn nắm được lịch sử, các phong tục, tập quán, nghi lễ truyền thống của tộc người. Họ còn được ví như những nghệ nhân dân gian bởi họ nắm vững nghệ thuật diễn xướng của dân tộc. Từ cử chỉ, điệu bộ đến giọng điệu. Vì thế, họ được cộng đồng giao trọng trách thực hiện một số công việc liên quan đến tín ngưỡng, tâm linh của cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Đồ nghề của thầy cúng ngoài bộ lễ phục còn có dụng cụ khác. Như: trống, mấy cặp sừng trâu cưa đôi được dùng như đồng tiền gieo quẻ sấp ngửa của người Việt… Ứng với từng nghi lễ mà thầy cúng có các bài cúng riêng, phù hợp. Tuy nhiên, dù thực hành nghi lễ nào thì nội dung các bài cúng đều giàu tính nhân văn. Phù hợp với cuộc sống, hướng con người đến chân – thiện – mỹ.
Thầy cúng là người có uy tín trong dân làng
Ở nhiều thôn bản, thầy cúng được bầu là người có uy tín. Vì vậy, họ luôn gương mẫu trong việc thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước. Tuyên truyền vận động người dân không nghe theo lời kẻ xấu. Tích cực xây dựng nếp sống văn hóa mới, xây dựng nông thôn mới; và giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đặc biệt hiện nay, thầy cúng không xem ngày ăn hỏi, cưới đối với các trường hợp không đủ tuổi kết hôn; kết hôn cận huyết thống, tuyên truyền thực hiện đám cưới văn minh, tiết kiệm. Đồng thời tuyên truyền giảm sự rườm rà việc cúng, tế trong các lễ hội. Đồng thời đảm bảo giữ gìn được nét đẹp văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc.
Thầy cúng giúp cho cộng đồng rất nhiều trong việc củng cố đời sống tinh thần. Làm tăng niềm tin và nghị lực sống cho mỗi con người trước những thử thách của cuộc sống; giúp con người biết hướng thiện, biết đối nhân xử thế và làm theo những điều ông bà dạy và luật tục của bản làng.