Ở Tuyên Quang, Cao Lan chính là dân tộc có dân số đông thứ 3 sau dân tộc Kinh và Tày. Người Cao Lan chủ yếu sống tập trung ở các huyện Yên Sơn, Hàm Yên và Sơn Dương. Trống sành cổ chính là một trong những báu vật mà tổ tiên đã để lại cho người Cao Lan từ xa xưa. Nó đã trở thành một nét văn hóa rất đẹp của người đồng bào này. Tuy nhiên, một điều đáng buồn là số trống sành cổ hiện tại không còn nhiều. Chủ yếu thuộc về các thầy cúng. Hiện tại, câu lạc bộ Sình Cao Lan vẫn đang tích cực bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của món bảo vật này.
Giới thiệu đôi nét về chiếc trống sành cổ
Là một trong số ít câu lạc bộ còn lưu giữ được chiếc trống sành cổ, Câu lạc bộ Sình Ca Cao Lan ở thôn 10, xã Lưỡng Vượng (TP Tuyên Quang) đã tích cực bảo tồn, phát huy giá trị mà “báu vật” của tổ tiên để lại. Ông Hoàng Hữu Đinh, người sở hữu chiếc trống sành cổ cho biết: Chiếc trống sành do cụ thân sinh ông để lại.
Thân trống làm bằng đất sét nung. Trống có chiều dài khoảng 40 cm, phần giữa thu nhỏ và phình ra ở hai đầu. Hai đầu của trống bọc bằng da trâu. Khi biểu diễn trống được dùng dây đeo ngang người giống như đeo trống cơm trong quan họ. Trống sành chủ yếu cho sinh hoạt văn hóa tâm linh như nghi lễ cúng thần linh, ma chay hay cưới hỏi truyền thống. Bên cạnh đó trống sành được sử dụng làm nhạc cụ đệm cho hát Sình Ca, các điệu múa truyền thống của người Cao Lan.

Không chỉ lưu giữ trống sành cổ, ông Đinh còn biết nhiều điệu múa truyền thống, các làn điệu Sình Ca cùng các bài cúng. Là thành viên nòng cốt của câu lạc bộ Sình Ca, ông Đinh thường xuyên tham gia cùng câu lạc bộ biểu diễn các điệu múa truyền thống, hát Sình ca và truyền dạy múa trống sành cho lớp trẻ.
Câu lạc bộ có nhiều thành viên cao tuổi tham gia
Chị Phan Thị Bắc, Chủ nhiệm câu lạc bộ bày tỏ: Lợi thế của câu lạc bộ là được các cụ cao tuổi trong thôn cùng tham gia sinh hoạt. Những người cao tuổi không chỉ am hiểu về văn hóa truyền thống của người Cao Lan. Mà còn thuộc nhiều điệu múa truyền thống và Sình Ca. Nhờ vậy mà việc truyền dạy các điệu múa. Nhất là múa trống sành, hát Sình Ca được thuận lợi. Đặc biệt, sự đam mê văn hóa Cao Lan của người cao tuổi có sức ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ trẻ. Vì thế, ban đầu thành lập (năm 2015) câu lạc bộ chỉ có 20 thành viên. Nay con số này đã gấp đôi.
Những hoạt động của câu lạc bộ Sình Cao Lan
Hiện nay, ngoài việc duy trì điệu múa Chim gâu truyền thống. Câu lạc bộ còn tích cực luyện tập thêm điệu múa Xúc tép, múa Còn, múa Cầu mùa… Các thành viên Câu lạc bộ cũng chú trọng viết lời mới cho làn điệu Sình Ca như hát mừng đám cưới; xây dựng nông thôn mới, ca ngợi quê hương đổi mới….

Cùng với đó, câu lạc bộ duy trì dạy tiếng nói của người Cao Lan trong cộng đồng. Trong đó mỗi thành viên là nòng cốt truyền dạy trong chính gia đình. Đến nay nhiều cháu nhỏ người Cao Lan không chỉ biết nói tiếng dân tộc mà còn hát Sình Ca bằng tiếng dân tộc. Điển hình là cháu Trần Thu Trang lớp 3 không chỉ nói thành thạo tiếng Cao Lan. Mà còn hát Sình Ca bằng tiếng Cao Lan. Với số lượng đông đảo, câu lạc bộ Sình Ca Cao Lan ở thôn 10, xã Lưỡng Vượng đã góp phần lưu giữ, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa của người Cao Lan.
Cách làm trống sành cổ
Khác với thân trống trận làm bằng gỗ, thân trống sành được làm từ đất nung. Thân trống thường có chiều dài khoảng 40 cm. Đường kính mặt trống to 25 cm, mặt trống nhỏ 16 cm. Độ dày vỏ trống 5 – 8 mm, hai đầu trống hình viên trụ, thắt eo ở giữa. Thông nhau giữa hai đầu khoang trống qua đoạn thắt eo ở giữa là một lỗ bằng quả trứng gà. Thoạt nhìn thân trống sành đơn giản. Nhưng làm đúng kỹ thuật không dễ chút nào. Hai đầu mặt trống to, nhỏ khi đánh âm thanh chạy qua lỗ thắt eo tạo ra sự trầm bổng khác nhau.
Công đoạn tiếp theo là làm mặt trống. Mặt trống sành không làm bằng da trâu mà là da kỳ đà hoặc da trăn. Tốt nhất vẫn là da kỳ đà. Quanh mặt trống tạo các móc sắt. Dùng dây thừng nhỏ ngoắc vào đan chéo dọc thân trống để giữ hai mặt trống ốp vào thân trống sành luôn được căng. Đoạn dây thừng còn thừa quay ngang cuốn xung quanh phần thắt ngẫng ở giữa; tạo độ căng thêm cho hai mặt trống.