Lễ hội đâm đuống là nét đặc trưng trong văn hóa của đồng bảo Mường. Đâm đuống được hiểu đơn giản là hình thức giã gạo nhưng là giã gạo trong lễ hội, mang tính nghệ thuật và ẩn chứa ý nghĩa tâm linh. Đây là một tục lệ đẹp đã có từ lâu đời và thường được người Mường thể hiện trong những dịp trong đại như ngày Tết, hội mùa hay cưới xin nhằm làm đẹp, mua vui và cầu bình an, may mắn. Đến nay, những tiết mục đâm đuống truyền thống đã được mang đi giao lưu khắp nơi trên đất nước và trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống thường xuyên được quảng bá, giới thiệu tới du khách nước ngoài.
Các hoạt động trong lễ hội đâm đuống của người Mường
Đâm đuống của đồng bào dân tộc Mường (tỉnh Hòa Bình) là một tục lệ đẹp đã có từ lâu đời. Thể hiện sự trân trọng thành quả lao động của con người trong sản xuất nông nghiệp. Và tình đoàn kết của bà con bản Mường.
Đâm đuống là hình thức giã gạo. Nhưng là giã gạo trong hội lễ, có tính nghệ thuật và tính tổ chức. Đồng bào Mường đâm đuống bằng cối gỗ hình chiếc thuyền độc mộc dài từ hai tới ba sải tay. Chiếc chày giã dài như đòn gánh, giữa thân thon để vừa tay cầm.
Mở đầu lễ hội đâm đuống là màn trình diễn của đội cồng chiêng. Sau đó, thầy mo sẽ thực hiện nghi lễ cầu khấn. Bằng việc vẩy nước xung quanh khu vực làm lễ. Sau phần lễ, âm thanh của các nhạc cụ truyền thống vang lên. Và nghi thức đâm đuống bắt đầu.
Theo phong tục truyền thống, các cô gái trong trang phục dân tộc của mình sẽ cầm cây chày gỗ thực hiện động tác đâm đuống. Theo nhịp tay đâm đuống mau hay chậm. Âm thanh cũng chuyển điệu sang những tiết tấu khác nhau… Lúc tiếng chày vang lên theo nhịp điệu. Âm thanh của các nhạc cụ truyền thống khác cũng phụ họa. Và tạo thành bản nhạc vui tươi, khỏe khoắn, rộn ràng.
Ý nghĩa của lễ hội đâm đuống
Bà Hà Thị Bêu, chủ homestay Xuân Trường ở xóm Chiến, xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình chia sẻ: “Người Mường ở đây tin rằng tiếng đuống càng vang, càng rộn ràng. Thì năm đó sẽ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhiều điều may mắn.”
“Du khách đến với chúng tôi rất háo hức được thưởng thức tiết mục đâm đuống truyền thống. Chính vì vậy, homestay của chúng tôi cũng thường xuyên tái hiện lễ đâm đuống. Để giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống với du khách. Các nghệ nhân biểu diễn đâm đuống ở địa phương cũng thường xuyên đi biểu diễn. Giao lưu khắp cả nước để quảng bá, phát huy tục lệ này”; bà Bêu chia sẻ thêm.
Đâm đuống thường được người Mường tổ chức vào dịp Tết, hội mùa. Hoặc những dịp trọng đại như cưới xin và dựng nhà. Với mục đích cầu mưa, cầu mùa màng tươi tốt bội thu, người dân ấm no, hạnh phúc. Bên cạnh đó, đâm đuống còn là một buổi hòa nhạc cho cả làng nghe. Bằng cối giã động tác múa đơn giản. Tất cả đều được nghệ thuật hóa nhằm làm đẹp mua vui. Chứ không mang ý nghĩa thực dụng, giã gạo hàng ngày.
Đến nay, hoạt động đâm đuống không chỉ mang ý nghĩa là một hình thái lao động. Mà nó còn tồn tại như một tục lệ cổ truyền và ẩn chứa ý nghĩa tâm linh trong văn hóa đồng bào Mường ở Việt Nam