Phong tục về đám cưới miền Tây luôn là điều mà rất nhiều gia đình quan tâm khi chuẩn bị tổ chức lễ cưới cho con cháu của mình. Bởi đám cưới chính là ngày trọng đại trong đời người nên mọi việc cần phải được chuẩn bị một cách cẩn thận và chu đáo. Việc đảm bảo đầy đủ lễ nghi cũng sẽ giúp ngày vui trở nên trọn vẹn hơn bao giờ hết. Vậy ở lễ cưới miền Tây sẽ có những phong tục như thế nào? Cần chuẩn bị những gì? Có ý nghĩa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu về những nét văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc trong bài viết dưới đây nhé! Nhất là những cặp đôi chuẩn bị lễ cưới ở miền Tây sông nước thì nhất định phải đọc ngay!
Đám cưới miền Tây có ba lễ chính
Chuyện cưới hỏi là chuyện cả đời của một con người. Ở mỗi vùng miền lại có một phong tục, bản sắc trong lễ cưới khác nhau hôm nay cùng tìm hiểu về lễ cưới ở các tỉnh miền tây đất nước nhé ! Đám cưới miền tây diễn ra rất trang trọng gồm các phần nghĩ lễ khác nhau. Tuy nhiên nó vẫn mang tính vui nhộn và nhộn nhịp của những người tham gia
Ngày xưa, cuộc hôn nhân của người Nam Bộ thông thường phải trải qua 6 lễ gọi là lục lễ. Đó là lễ Giáp lời – hay lễ dạm, lễ Thông gia – đàng gái đáp lễ qua thăm nhà trai, lễ Cầu thân, lễ Đính hôn – hay lễ hỏi. Và cuối cùng là lễ Cưới chính thức. Ngày nay, với phong cách sống giản dị, hiện đại hơn; người miền Tây nhiều nơi chỉ còn giữ ba lễ chính là dạm ngõ, lễ hỏi và lễ cưới.
Lễ cưới hay còn gọi là đám cưới được chuẩn bị rất công phu. Lễ cưới được diễn ra ở cả hai nhà dâu, rê. Trước lễ cưới, người ta bắt đầu cho dựng rạp cưới. Rạp cưới thường được làm bằng tre, chuối và trang trí lá đủng đỉnh, tàu lá dừa, tàu lá dừa nước, hoa cau rất bắt mắt, trước rạp là cổng hoa. Nhà gái treo trên cổng hoa tấm bảng Vu Qui còn nhà trai là Tân Hôn. Đêm trước khi đưa dâu, gia đình cô dâu thường tề tựu đông đủ, gọi là họp gia đình, thống nhất của hồi môn cho cô dâu, dặn dò cô dâu trước khi xuất giá và chọn ra thành phần đàng gái đi đưa dâu.
Lễ cưới được diễn ra nhộn nhịp mà cũng đầy tình cảm
Thông thường buổi họp gia đình cô dâu rất nhộn nhịp nhưng cũng đầy tình cảm. Xem như buổi cô dâu chia tay gia đình về nhà chồng. Trong buổi họp còn có món cháo vịt hay cháo gà để bà con ăn lấy sức ngày mai đưa dâu. Và nghi thức quan trọng là lên đèn là nghi thức không thể thiếu. Do bởi thiên nhiên ưu đãi cho miền tây cái biệt danh sống nước miệt vườn nên đám cưới ở đây được tổ chức hết sức thú vị. Đó là rước dâu bằng ghe, xuồng máy. Có khi còn cả máy cày tùy vào lựa chọn của gia đình hai bên.
Nói về mâm cổ đãi người thân bạn bè khi đám cưới ở miền tây thì họ rất phóng khoáng. Mâm rất đầy đủ món ăn, bàn cứ đủ 10 12 người cứ thế là dọn đồ ăn. Đám cưới có khi diễn ra cả một ngày dài. Người miền tây thích ăn mừng bằng rượu nên đi dự 1 đám cưới miền tây mà bạn không bị say cũng là 1 điều rất lạ. Đám cưới miền tây – lạ mà vui với những nét văn hóa vẫn còn được lưu trữ từ đời này qua đời khác.
Nét đặc biệt ở đám cưới miền Tây
Miền tây sông ngòi chằng chịt, đời sống của người dân gắn liền với văn hóa sông nước. Và ngay trong lễ cưới hỏi cũng vậy. Trước kia giao thông chưa phát triển, bà con chỉ có thể rước dâu bằng tàu ghe, bằng phà. Ngày nay mặc dù đường lộ đã đến tận nhà. Nhưng nhiều người vẫn chọn rước dâu bằng những chiếc tàu chiếc ghe mộc mạc. Điều này vừa độc đáo thú vị vừa góp phần giữ gìn những giá trị văn hóa trong đời sống thường nhật.
Những chiếc tàu ghe, chiếc phà rước dâu đôi khi còn được trang trí bắt mắt với hoa, bong bóng… Trên đường đi cả đoàn sẽ hát hò làm náo loạn cả vùng sông nước rất vui và sôi động.