Đồng bào Dao ở Việt Nam tuy có dân số không đông nhưng các bản làng của họ trải rộng trên khắp đất nước với nhiều nhóm khác nhau. Mỗi nhóm có những văn hóa và phong tục riêng mà biểu hiện rõ rệt nhất là trong trang phục. Trong đó, cộng đồng người Dao đỏ là một trong những nhóm có cách bài trí trang phục khá độc đáo với nhiều nét đặc trưng không thể lẫn với bất cứ dân tộc nào. Nổi bật là chuỗi quả bông len hình tròn màu đỏ treo trước ngực với ý nghĩa mang lại may mắn, hạnh phúc và tạo nên sức hút mạnh mẽ với người xung quanh. Với người phụ nữ Dao đỏ, chuyện ăn mặc rất được coi trọng và chính sự tinh tế đó đã tạo ra bản sắc văn hóa riêng của dân tộc này.
Trang phục truyền thống của người Dao đỏ
Đối với người Dao Đỏ, trang phục là một trong những chi tiết quan trọng đầu tiên để nhận biết và phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Với sự tinh tế trong cách ăn mặc, phụ nữ người Dao đỏ tạo ra những nét riêng trong cách bài trí trang phục, không thể lẫn với bất cứ dân tộc nào.
Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ gồm khăn, mũ, áo, quần, thắt lưng, xà cạp cuốn chân. Để bộ trang phục thêm phần rực rỡ và ấn tượng hơn. Các cô gái người Dao đỏ đã đính những quả bông len màu đỏ, to tròn. Chúng được đặt liền kề nhau, chạy dọc từ vai đến thắt lưng.
Những quả bông len này đã tạo ra nét đặc trưng riêng trên trang phục người phụ nữ. Đây cũng là điểm nổi bật để phân biệt người Dao đỏ với các nhóm Dao khác trong cộng đồng người Dao. Trang phục của nam người Dao đỏ đơn giản hơn. Chỉ có khăn đội đầu, áo ngắn và quần.
Để hoàn thành một bộ trang phục dân tộc. Người Dao đỏ phải mất 1 năm nếu làm nhanh. Người làm chậm phải mất 1-2 năm. Chính sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong từng công đoạn thực hiện đã tạo nên bản sắc riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.
Những quả bông len trên trang phục của phụ nữ Dao đỏ
Ở mỗi vùng của bản người Dao lại có những phần trang trí quả bông và số lượng quả bông khác nhau tùy theo quan niệm. Trang phục của người phụ nữ ở xã Hùng Mỹ, Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) có 9 quả bông, kích cỡ lớn.
Còn trang phục người Dao ở xã Sơn Phú, huyện Na Hang có 11 quả bông, kích cỡ bé hơn. Trang phục đồng bào Dao ở Bạch Xa, xã Tân Thành, Minh Khương, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) chỉ có những tua rua màu đỏ quanh viền áo trước ngực.
Để làm ra những quả bông màu đỏ trang trí trang phục. Những người phụ nữ phải đến các chợ phiên ở vùng cao. Để mua các sợi len nhiều màu. Quả bông lấy màu đỏ là màu chủ đạo. Còn các màu khác như vàng, đen… được điểm vào các quả bông. Tạo cho quả bông thêm rực rỡ và đẹp mắt.
Theo chị Phùng Thị Choáng, thôn Bản Lục, huyện Na Hang; để làm ra quả bông len phải trải qua rất nhiều công đoạn tỷ mỷ. Đòi hỏi những người có kinh nghiệm trong thêu thùa. Chỉ người có kinh nghiệm mới làm ra được quả bông chắc chắn và nở xòe.
Quả bông len làm điểm nhấn trên trang phục của phụ nữ Dao đỏ. Chúng tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với người xung quanh. Đặc biệt là các chàng trai đang tuổi kén vợ. Các cô gái người Dao đỏ mặc trang phục truyền thống khi đi hội, xuống chợ… Như đem theo “mặt trời” đỏ rực bừng sáng cả không gian.