Văn hóa lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi người dân. Không những thế, những ngày hội chính còn chính là nét văn hóa tốt đẹp được ông cha ta gìn giữ và phát huy từ bao thế hệ. Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán, nét văn hóa riêng, những ngày lễ đặc biệt tượng trưng cho dân tộc đó. Trong đó, mỗi dịp xuân về, người dân Yên Bình lại rất háo hức và nô nức tham gia lễ hội xuống đồng. Đây được biết là lễ hội có truyền thống lâu đời và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của những người dân tộc miền Bắc. Tìm hiểu ngay về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
Việc tổ chức lễ hội truyền thống đã khiến khách du lịch rất thích thú
Huyện Yên Bình (Yên Bái) từ bao đời nay luôn coi hồ Thác Bà là báu vật của quê hương mình. Những làng bản định cư xung quanh hồ đã có cả nghìn năm tuổi. Nhiều dân tộc anh em như Kinh, Tày, Cao Lan, Dao, Nùng…đã cùng nhau chung sống và gìn giữ mảnh đất quê hương này.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trên địa bàn. Được Mặt trận các cấp trong huyện tập trung vào nội dung gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Không chỉ để phục vụ chiều sâu cuộc sống người dân bản địa. Mà còn phục vụ cho khách du lịch về với mảnh đất Yên Bình. Một trong những nội dung được Mặt trận quan tâm đó là vận động bà con. Đặc biệt là chị em phụ nữ mặc trang phục dân tộc thường ngày.
Cuộc sống hiện đại tràn vào mỗi gia đình, kinh tế phát triển. Đã có những thời kỳ thanh niên các làng bản chỉ mặc quần bò, áo phông. Sau nhiều năm kiên trì vận động, những cuộc thi trang phục được các đoàn thể tổ chức. Với quy định chỉ tiếp nhận người mặc trang phục dân tộc tới dự. Cô dâu trong lễ cưới cũng được động viên mặc váy dân tộc. Thay vì những chiếc váy tân thời. Nhờ đó, người dân các dân tộc trong huyện đã ý thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc dân tộc mình. Như ở các phiên chợ, lễ hội… Đó cũng chính là điểm nhấn khiến du khách thích thú khi tới những phiên chợ vùng cao ở Yên Bình.
Lễ hội xuống đồng có ý nghĩa quan trọng với bà con
Lễ hội truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện cũng được Mặt trận đặc biệt quan tâm trong nội dung xây dựng phong trào. Lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) có truyền thống lâu đời nhất trong đời sống của người dân các dân tộc thiểu số phía Bắc. Năng suất làm nông nghiệp như cấy lúa, trồng ngô, chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng tăng. Đời sống của bà con ngày càng khấm khá thì lễ hội Lồng Tồng được tổ chức vui hơn, hấp dẫn hơn.
Trong ngày diễn ra lễ hội, rượu được rót đầy bát, thanh niên nam nữ tụ họp vui chơi; hát dân ca, ném còn, thi bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co…Những cuộc vui thâu đêm tới sáng đã đem lại không khí tươi vui trong bản làng. Nhiều nơi, Ban công tác Mặt trận còn đăng ký mời khách du lịch tới thăm bản làng nhân dịp lễ hội.
Những hoạt động chính trong lễ hội xuống đồng
Trong lễ hội xuống đồng, bà con trong xã cùng nhau xuống đồng để cày bừa và gieo cấy lúa xuân. Thông qua những hoạt động trong lễ hội Xuống đồng, bà con trong xã sẽ có được những giây phút thư giãn, thoải mái. Tạo sự hứng khởi trước khi bước vào vụ sản xuất mới. Đồng thời, cùng nhau tích cực đưa những giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Theo tục truyền khi lễ hội diễn ra, bà con dân làng sẽ dựng một cây còn trước đình làng. Khi bắt đầu thi ném còn Ông Thủ từ sẽ làm lễ cúng cây còn. Dưới chân cây còn sẽ bày 1 mâm lễ vật gồm có 1 con gà và một mâm xôi. Các thanh niên trai tráng thi ném còn. Nếu ai ném thắng thì sẽ được thưởng mâm lễ vật đó (không thưởng bằng tiền). Ai được thưởng mâm lễ sẽ gặp may mắn cả năm…
Và nói như ông Tiêu Xuân Cung, Chủ tịch MTTQ huyện Yên Bình. Đối với bà con các dân tộc đời sống tinh thần rất quan trọng. Thậm chí còn quan trọng hơn cả đời sống vật chất. Văn hóa riêng của mỗi dân tộc chính là yếu tố làm ra bản sắc mỗi bản làng. Khôi phục và phát triển văn hóa các dân tộc chính là điểm quan trọng nhất để xây dựng các phong trào thi đua khác trên địa bàn.