• Mẹo hay nhà bếp
  • Ẩm thực Việt Nam
  • Dinh dưỡng
  • Điểm đến du lịch
  • Khéo tay hay làm
No Result
View All Result
Travel News 24h
  • Trang Chủ
  • Ẩm thực Việt
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa đồ uống
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
    • Ẩm thực dinh dưỡng
  • Du lịch Việt
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
    • Khéo tay hay làm
  • Văn hóa Việt
  • Trang Chủ
  • Ẩm thực Việt
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa đồ uống
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
    • Ẩm thực dinh dưỡng
  • Du lịch Việt
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
    • Khéo tay hay làm
  • Văn hóa Việt
No Result
View All Result
Travel News 24h
No Result
View All Result
Home Văn hóa Việt Nam

Trống sành cổ – một báu vật tổ tiên để lại cho người Cao Lan

Nguyễn Anh Phụng by Nguyễn Anh Phụng
14/10/2021
in Văn hóa Việt Nam
0
Trống sành cổ - báu vật quý giá của người Cao Lan
Trống sành cổ - báu vật quý giá của người Cao Lan

Trống sành cổ - báu vật quý giá của người Cao Lan

Ở Tuyên Quang, Cao Lan chính là dân tộc có dân số đông thứ 3 sau dân tộc Kinh và Tày. Người Cao Lan chủ yếu sống tập trung ở các huyện Yên Sơn, Hàm Yên và Sơn Dương. Trống sành cổ chính là một trong những báu vật mà tổ tiên đã để lại cho người Cao Lan từ xa xưa. Nó đã trở thành một nét văn hóa rất đẹp của người đồng bào này. Tuy nhiên, một điều đáng buồn là số trống sành cổ hiện tại không còn nhiều. Chủ yếu thuộc về các thầy cúng. Hiện tại, câu lạc bộ Sình Cao Lan vẫn đang tích cực bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của món bảo vật này.

Mục lục

  • Giới thiệu đôi nét về chiếc trống sành cổ
  • Câu lạc bộ có nhiều thành viên cao tuổi tham gia
  • Những hoạt động của câu lạc bộ Sình Cao Lan
  • Cách làm trống sành cổ

Giới thiệu đôi nét về chiếc trống sành cổ

Là một trong số ít câu lạc bộ còn lưu giữ được chiếc trống sành cổ, Câu lạc bộ Sình Ca Cao Lan ở thôn 10, xã Lưỡng Vượng (TP Tuyên Quang) đã tích cực bảo tồn, phát huy giá trị mà “báu vật” của tổ tiên để lại. Ông Hoàng Hữu Đinh, người sở hữu chiếc trống sành cổ cho biết: Chiếc trống sành do cụ thân sinh ông để lại.

Thân trống làm bằng đất sét nung. Trống có chiều dài khoảng 40 cm, phần giữa thu nhỏ và phình ra ở hai đầu. Hai đầu của trống bọc bằng da trâu. Khi biểu diễn trống được dùng dây đeo ngang người giống như đeo trống cơm trong quan họ. Trống sành chủ yếu cho sinh hoạt văn hóa tâm linh như nghi lễ cúng thần linh, ma chay hay cưới hỏi truyền thống. Bên cạnh đó trống sành được sử dụng làm nhạc cụ đệm cho hát Sình Ca, các điệu múa truyền thống của người Cao Lan.

Giới thiệu về chiếc trống sành cổ
Giới thiệu về chiếc trống sành cổ

Không chỉ lưu giữ trống sành cổ, ông Đinh còn biết nhiều điệu múa truyền thống, các làn điệu Sình Ca cùng các bài cúng. Là thành viên nòng cốt của câu lạc bộ Sình Ca, ông Đinh thường xuyên tham gia cùng câu lạc bộ biểu diễn các điệu múa truyền thống, hát Sình ca và truyền dạy múa trống sành cho lớp trẻ.

Câu lạc bộ có nhiều thành viên cao tuổi tham gia

Chị Phan Thị Bắc, Chủ nhiệm câu lạc bộ bày tỏ: Lợi thế của câu lạc bộ là được các cụ cao tuổi trong thôn cùng tham gia sinh hoạt. Những người cao tuổi không chỉ am hiểu về văn hóa truyền thống của người Cao Lan. Mà còn thuộc nhiều điệu múa truyền thống và Sình Ca. Nhờ vậy mà việc truyền dạy các điệu múa. Nhất là múa trống sành, hát Sình Ca được thuận lợi. Đặc biệt, sự đam mê văn hóa Cao Lan của người cao tuổi có sức ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ trẻ. Vì thế, ban đầu thành lập (năm 2015) câu lạc bộ chỉ có 20 thành viên. Nay con số này đã gấp đôi.

Những hoạt động của câu lạc bộ Sình Cao Lan

Hiện nay, ngoài việc duy trì điệu múa Chim gâu truyền thống. Câu lạc bộ còn tích cực luyện tập thêm điệu múa Xúc tép, múa Còn, múa Cầu mùa… Các thành viên Câu lạc bộ cũng chú trọng viết lời mới cho làn điệu Sình Ca như hát mừng đám cưới; xây dựng nông thôn mới, ca ngợi quê hương đổi mới….

Một số hoạt động của câu lạc bộ Sình Cao Lan
Một số hoạt động của câu lạc bộ Sình Cao Lan

Cùng với đó, câu lạc bộ duy trì dạy tiếng nói của người Cao Lan trong cộng đồng. Trong đó mỗi thành viên là nòng cốt truyền dạy trong chính gia đình. Đến nay nhiều cháu nhỏ người Cao Lan không chỉ biết nói tiếng dân tộc mà còn hát Sình Ca bằng tiếng dân tộc. Điển hình là cháu Trần Thu Trang lớp 3 không chỉ nói thành thạo tiếng Cao Lan. Mà còn hát Sình Ca bằng tiếng Cao Lan.  Với số lượng đông đảo, câu lạc bộ Sình Ca Cao Lan ở thôn 10, xã Lưỡng Vượng đã góp phần lưu giữ, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa của người Cao Lan.

Cách làm trống sành cổ

Khác với thân trống trận làm bằng gỗ, thân trống sành được làm từ đất nung. Thân trống thường có chiều dài khoảng 40 cm. Đường kính mặt trống to 25 cm, mặt trống nhỏ 16 cm. Độ dày vỏ trống 5 – 8 mm, hai đầu trống hình viên trụ, thắt eo ở giữa. Thông nhau giữa hai đầu khoang trống qua đoạn thắt eo ở giữa là một lỗ bằng quả trứng gà. Thoạt nhìn thân trống sành đơn giản. Nhưng làm đúng kỹ thuật không dễ chút nào. Hai đầu mặt trống to, nhỏ khi đánh âm thanh chạy qua lỗ thắt eo tạo ra sự trầm bổng khác nhau.

Công đoạn tiếp theo là làm mặt trống. Mặt trống sành không làm bằng da trâu mà là da kỳ đà hoặc da trăn. Tốt nhất vẫn là da kỳ đà. Quanh mặt trống tạo các móc sắt. Dùng dây thừng nhỏ ngoắc vào đan chéo dọc thân trống để giữ hai mặt trống ốp vào thân trống sành luôn được căng. Đoạn dây thừng còn thừa quay ngang cuốn xung quanh phần thắt ngẫng ở giữa; tạo độ căng thêm cho hai mặt trống.

Tags: cách làm trống sành cổnét đẹp trống sành cổý nghĩa của trống sành cổ
Previous Post

Thầy cúng – sứ giả trong đời sống tâm linh của người Mông

Next Post

Chia sẻ một vài kinh nghiệm giúp ích cho chuyến đi đầy ý nghĩa tại Sa Pa

Related Posts

Tìm hiểu về cách đặt tên đệm của người Dao
Văn hóa Việt Nam

Khám phá nét thú vị trong cách đặt tên đệm chỉ có ở người Dao

by Nguyễn Anh Phụng
14/10/2021
0

Không giống như người Việt, người Dao không phân biệt vai vế theo con ông chú hay con ông bác....

Những nét thú vị chỉ có ở đám cưới miền Tây
Văn hóa Việt Nam

Khám phá những nét độc đáo, thú vị chỉ có ở đám cưới miền Tây

by Nguyễn Anh Phụng
14/10/2021
0

Phong tục về đám cưới miền Tây luôn là điều mà rất nhiều gia đình quan tâm khi chuẩn bị...

Tìm hiểu về tục kéo vợ của người Dao

Độc đáo với tục kéo vợ của các chàng trai Dao Đỏ vào mỗi mùa xuân

14/10/2021
Khám phá lễ khai bươn của người Tày

Lễ khai bươn – lễ đầy tháng có ý nghĩa quan trọng với người Tày

14/10/2021
Thầy cúng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông

Thầy cúng – sứ giả trong đời sống tâm linh của người Mông

14/10/2021
Tết trung thu là nét văn hóa đẹp của người Việt

Tết Trung Thu – nét đẹp truyền thống của người Việt được gìn giữ bao đời

14/10/2021

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Time limit is exhausted. Please reload the CAPTCHA.

BÀI VIẾT MỚI

Những món ăn đặc trưng cho ẩm thực Tây Ban Nha mà bạn nên thử một lần

Những món ăn đặc trưng cho ẩm thực Tây Ban Nha mà bạn nên thử một lần

by Nguyễn Văn Hoàng
14/10/2021
0

Những món ăn đặc trưng trong ẩm thực Pháp mà bạn không thể bỏ qua

Những món ăn đặc trưng trong ẩm thực Pháp mà bạn không thể bỏ qua

by Nguyễn Văn Hoàng
14/10/2021
0

Bỏ túi những món ăn đặc trưng của ẩm thực Hà Lan mà bạn không thể bỏ qua

Bỏ túi những món ăn đặc trưng của ẩm thực Hà Lan mà bạn không thể bỏ qua

by Nguyễn Văn Hoàng
14/10/2021
0

Một vài nét đặc trưng trong ẩm thực phương Tây

Một vài nét đặc trưng trong ẩm thực phương Tây

by Nguyễn Văn Hoàng
14/10/2021
0

Top 8 món ăn nức danh khi nhắc tới ẩm thực tại Ý

Top 8 món ăn nức danh khi nhắc tới ẩm thực tại Ý

by Nguyễn Văn Hoàng
14/10/2021
0

BÀI VIẾT NỔI BẬT

  • Mẹo tỉa dưa chuột để trang trí món ăn cực đơn giản và tiết kiệm

    Mẹo tỉa dưa chuột để trang trí món ăn cực đơn giản và tiết kiệm

    376 shares
    Share 150 Tweet 94
  • 2 cách trang trí đĩa ăn với dưa chuột và cà chua bi “siêu đẹp”

    365 shares
    Share 146 Tweet 91
  • Nét đẹp tín ngưỡng thờ Mẫu ở ba miền Bắc, Trung, Nam

    361 shares
    Share 144 Tweet 90
  • 6 cách tỉa quả táo thành hình động vật mà bạn nên biết

    359 shares
    Share 144 Tweet 90
  • Đồi cỏ lau khu vực hồ Tuyền Lâm – bức tranh rực hồng tại Đà Lạt

    344 shares
    Share 138 Tweet 86
  • Bỏ túi 6 quán cháo lòng ngon ngất ngây tại Sài Gòn

    340 shares
    Share 136 Tweet 85
  • “Ngỡ ngàng” trước 2 cách tỉa hoa với củ cải trắng cực dễ

    338 shares
    Share 135 Tweet 85
  • Cách cắt tỉa bát đựng hình hoa với vỏ của quả dưa lưới

    337 shares
    Share 135 Tweet 84
  • Một vài nét đặc trưng trong ẩm thực phương Tây

    335 shares
    Share 134 Tweet 84
  • Bánh tráng trộn Quận 1, Sài Gòn – Món ăn vặt hấp dẫn

    334 shares
    Share 134 Tweet 84
  • Trang Chủ
  • Ẩm thực Việt
  • Văn hóa đồ uống
  • Dinh dưỡng
  • Du lịch Việt
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Ẩm thực gia đình
  • Văn hóa Việt
ẨM THỰC VIỆT

© Copyright hoeftweb.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Ẩm thực Việt
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa đồ uống
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
    • Ẩm thực dinh dưỡng
  • Du lịch Việt
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
    • Khéo tay hay làm
  • Văn hóa Việt

© Copyright hoeftweb.com